Phào chỉ là một vật liệu trang trí không thể thiếu trong thiết kế nội ngoại thất, trong đó phào chỉ thạch cao được sử dụng khá phổ biến để tăng vẻ đẹp trần, tường nhà thạch cao. Vậy phào chỉ thạch cao là gì? Bảng giá và thi công chỉ phào thạch cao thế nào? Mời các bạn cùng Diệu Phương tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé !
Phào chỉ thạch cao là loại phào chỉ được làm từ bột thạch cao – một loại khoáng sản có trong tự nhiên được sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như xây dựng, nha khoa, thiết kế thi công nội ngoại thất… nó giúp trang trí trần nhà thạch cao thêm nổi bật và thu hút hơn.
Phào chỉ thạch cao được sử dụng từ khá lâu và rất phổ biển, với thiết kế đa dạng mẫu mã họa tiết hoa văn độc đáo, mới lạ phào chỉ rất được ưa chuộng để làm đẹp cho không gian nhà bạn.
Phào chỉ được dùng để ốp trực tiếp lên trần- tường nhà, phào chỉ cũng chính là sự liên kết giữa “phào” và “chỉ”, phào chỉ dùng để trang trí che đi những khe hở, những đoạn tiếp nối giữa trần – tường, tường- sàn hay các góc cạnh, bờ tường- trần- sàn nhà,..
Phào chỉ thạch cao được cấu tạo gồm 5 lớp sau:
2 lớp vải thủy tinh: lớp vải thủy tinh để tăng độ độ chắc chắn của sản phẩm đồng thời giúp tăng độ cứng và độ liên kết giữa các lớp với nhau.
1 lớp sợi thủy tinh: sợi thủy tinh có tác dụng chống kiềm giúp cho phào chỉ thạch cao không dễ bị gãy hay ố vàng
2 lớp bột thạch cao: lớp bột thạch cao cấu tạo nằm ở lớp đầu và lớp cuối của sản phẩm, lớp bột thạch cao giúp phào có độ mịn và trắng sáng tạo vẻ đẹp cho phào chỉ thạch cao.
Kich thước phào chỉ thạch cao khá đa dạng và các kích thước phổ biến là: 15mm, 25mm, 30mm, 40mm, 45mm, 47mm, 60mm, 65mm và có thể lên tới 150mm tùy vào yêu cầu của từng công trình cụ thể.
ngoài những ưu điểm bên trên phào chỉ thạch cao cũng còn nhiều nhược điểm chưa thể khắc phục khiến nhiều người đắn đo sử dụng loại vật liệu này:
Phào chỉ cổ trần: là loại phào chỉ dùng để chuyển tiếp giữa tường và trần nhà, dùng để trang trí và tạo điểm nhấn, tăng tính thẩm mỹ cho trần nhà
Phào chỉ cấp hắt: dùng để trang trí cho trần nhà có đặt đèn hắt ánh sáng, tạo sự độc đáo với ánh sáng mềm mại cho không gian của gia chủ.
Phào chỉ cấp kín: là loại phào chỉ giữa đoạn giao nhau của trần thạch cao và trần bê tông, nhưng không có hệ thống đèn cấp hắt, giúp che đi khuyết điểm chỗ đoạn giao nhau và tăng vẻ đẹp cho trần nhà.
Phào chỉ trong cấp hắt: loại phào chỉ này thích hợp cho các ngôi nhà có trần cao do phào chỉ cấp hắt to và độ cong mạnh, phào chỉ dùng bên trong cấp hắt, được tiếp nhận ánh sáng từ đèn hắt.
Phào chỉ thạch cao trơn: đây là loại phào chỉ phù hợp cho những thiết kế mang phong cách hiện đại hoặc tân cổ điển bởi kiểu dáng, hoa văn đơn giản không cầu kỳ nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp sang trọng và hiện đại
Phào chỉ nẹp hoa văn: là loại phào chỉ có thiết kế tỷ mỷ công phu, mang tính thẩm mỹ cao với những họa tiết hoa văn uốn lượn cầu kỳ, hay những họa tiết dát vàng, nhũ thạch sang trọng và đẳng cấp, phù hợp cho những lâu đài, biệt thự mang phong cách tân cổ điển.
Phào chỉ không chi làm đẹp tường trần nhà mà nó còn phát huy tác dụng tạo sư tinh tế, bắt mắt cho những món đồ nội thất với đường nẹp viền nhẹ nhàng, tỷ mỉ như tủ, bàn, giường, ghế, gương, sofa,.. ngoài ra phào chỉ còn được sử dụng làm khung cửa, ở các nơi ra vào tạo điểm nhấn đặc biệt thu hút sự chú ý và tăng vẻ đẹp cho ngôi nhà của bạn.
Phào chỉ chân tường được để trang trí phần chân tường sát với sàn nhà, tạo điểm nhấn cho bức tường đồng thời che đi những khuyết điểm khe hở của sự tiếp giáp giữa tường và sàn nhà.
Trần nhà là điểm nhấn quan trọng để tạo vẻ đẹp cho cả ngôi nhà, bước vào căn nhà điều đầu tiên đập vào bắt bạn chắc hẳn sẽ là trần nhà, trần nhà luôn được thiết kế sao cho phù hợp với phong cách chung của cả căn nhà đồng thời tạo vẻ đẹp độc đáo cho căn nhà.
Với không gian mang phong cách hiện đại thì phào chỉ thạch cao sẽ là lựa chọn tối ưu nhấ. Họa tiết đơn giản, màu sắc tươi sáng sẽ làm nổi bật lên phong cách hiện đại của ngôi nhà
Phần lưng tường chỉnh là khoảng giữa của tường, nó khá rộng và trống trải nếu sử dụng phào chỉ thạch cao thay vào những màu sắc đơn điệu sẽ tô điểm và nổi bật nên những bức tường, ngoài ra còn giúp tường tránh được sự trầy xước do các vật khác tác động lên.
Sự kết hợp giữa phào trần và chỉ lưng mang đến một không gian xa hoa, đẳng cấp và quý tộc. Nếu phào chỉ trần nhà giúp tăng vẻ đẹp mở ra không gian sang trọng tinh tế ở phía trên thì sự chuyển tiếp giữa các điểm tiếp giáp mà tưởng đem lại không gian đa chiều cho căn nhà của bạn.
Phào chỉ góc cũng là phào chỉ trần, nhưng thay vì thi công cả mảng trần nhà thì ta chỉ thi công những nơi tiếp giáp giữa hai bức tường và trần nhà. Phào chỉ góc thường chỉ có thiết kế trơn, đơn giàn và không cầu kỳ, giúp tạo điểm nhấn cho trần nhà tại các góc trần.
Hiện nay rất nhiều gia đình sử dụng khung tranh để trang trí những bức tường thể hiện ý nghĩa đẹp hay những điều tâm đắc của gia chủ tạo điểm nhấn cho căn phòng.
Tuy nhiên nếu bạn muốn một thiết kế phá cách thì hãy thay những bức tranh bằng những tạo hình độc đáo, mới lạ đến từ phào chỉ khung tranh. Phào chỉ khung tranh và những hình khối không chỉ mang hơi hướng hiện đại mà còn thể hiện tính linh hoạt trong phong cách tân cổ điển.
Bước 1: Khảo sát công trình cần thi công, kiểm tra mặt bằng. kiểm tra độ phẳng của công trình như trần, tường nhà. Nếu còn chưa phẳng hay có đoạn gồ ghề cần phải xử lý ngay trước khi tiến hành thi công. Cung cấp thông số kỹ thuật, thông tin chính xác cho các đơn vị thi công.
Bước 2: Kiểm tra bản vẽ thiết kế: kiểm tra bản vẽ kỹ thuật tường và trần nhà, đảm bảo khoảng cách giữa mẫu phào chỉ thạch cao và các ô thiết kế phào
Bước 3: Tiến hành đánh cốt: kiếm tra sự phù hợp giữa bản thiết kế và công trình thực tế bằng cách bật mực tất cả những vị trí cần làm phào chỉ thạch cao, sau đó tiền hành đánh cốt
Bước 4: Thi công và lắp đặt phào chỉ: đo và cắt phào chỉ thạch cao sao cho đúng kích thước cần sử dụng để tránh mất công và lãng phí nguyên liệu, sau đó dùng đinh để cố định phào chỉ thạch cao vào tưởng, dùng keo chuyên dụng để tram các vết cố định của phào chỉ. Cuối cùng chỉnh sửa, cân chỉnh là làm khít các khe hở bằng silicon.
Cách cắt góc phào chỉ thạch cao: bước này vô cùng quan trọng, vì thế người thi công cần chú ý. Sử dụng loại máy cắt có bàn xoay góc 45 độ, và luôn phải cắt phào chỉ thạch cao nghiên góc 45 độ giúp tăng diện tích tiếp xúc các mối nối đầu được chắc chắn và bền hơn.
Cách dán chỉ thạch cao: đây cũng là một bước vô cùng quan trọng quyết định sự thành công của công trình. Bước này người thi công sẽ dùng keo chuyên dụng bôi dọc mép sau của phào rồi dán chỉ lên bề mặt trần hoặc tường, loại keo đặt biệt này giúp liên kết giữa vật liệu thạch cao và bề mặt công trình cần làm, nhưng bạn cần chú ý dùng búa cao su gõ đều và ấn mạnh để đảm bảo sự liên kết, sự tiếp xúc giữa vật liệu và bề mặt trần được tốt nhất.
Bắn tạm đinh vít cách phào khoảng 1,5m để cố định tạm thời chờ keo khô hoàn toàn thì có thể rút đinh ra và dùng keo trám để làm phẳng.
Phong cách cổ điển thường ứng dụng ở những nơi có không gian rộng rãi, cần đến sự hoàn mỹ, tỷ mỉ đến từng chi tiết nhỏ. Phong cách cổ điển ưa chuộng những tạo hình có kích thước lớn với các đường nét hoa văn uốn lượn, dày đặc. Đặc biệt với phong cách này các loại phào chỉ thạch cao thường có màu vàng kim, màu bạc, màu đồng. Những màu sắc dát vàng, dát bạc cũng thể hiện phong cách hoàng gia cổ điển.
Phong cách nội thất hiện đại đề cao sự tối giản, những chi tiết cầu kỳ rườm rà đều được loại bỏ, màu sắc đa dạng nhưng cần sự kết hợp hài với nhau. Vì thế mà hệ thống trần thạch cao thường là trần phẳng, trần giật cấp hoặc trần thả. Mẫu phào chỉ thạch cao phù hợp cho phong cách này thường là phào chỉ trơn hoặc phào chỉ tân cổ điển, không cầu kỳ có sự mềm mại của hoa văn với họa tiết trang trí tinh tế. Phào chỉ màu trắng luôn là sự lựa chọn phù hợp cho phong cách hiện đại.
Phào chỉ thạch cao tân cổ điển là sự trung hòa giữa cổ điển và hiện đại, giữa hơi thở thời đại và sự hoài niệm cổ xưa mang đến những điều mới lạ, thích thú cho người dùng. Phào chỉ thạch cao tân cổ điển được thiết kế với những đường nét, chi tiết mềm mại, không dày đặc, không cầu kỳ, có sự giản lược so với phong cách cổ điển nhưng cũng không đơn điệu và nhàm chán. Với phong cách này bạn nên chọn phào chỉ trơn hoặc phào chỉ tân cổ điển với những cụm hoa văn mềm mại, nhẹ nhàng tạo thành một không gian sống đầy tính nghệ thuật.
Trên thị trường hiện nay có nhiều đơn vị cung cấp phào chỉ thạch cao với đa dạng các mẫu mã, kiểu dáng và màu sắc khác nhau. Vì vậy giá thành của loại vật liệu này không có mức giá cố định. Dưới đây là bảng giá phào chỉ thạch cao mới nhất Diệu Phương gửi tới các bạn dùng để tham khảo:
Các loại phào chỉ thạch cao | Đơn vị | Đơn giá (vnđ) |
Phào thạch cao cơ bản 80 – 100 | m | 85.000 |
Phào thạch cao cơ bản 120 – 150 | m | 95.000 |
Phào thạch cao cơ bản 300 | m | 255.000 |
Chỉ thạch cao cơ bản 30 – 40 | m | 65.000 |
Mâm hoa thạch cao | cái | 830.000 |
Mẫu phào chỉ trần thạch cao hiện đại trong phòng khách
Mẫu phào chỉ thạch cao sang trọng phòng khách
mẫu phào chỉ thạch cao nhũ vàng phong cách tân cổ điển
mẫu phào chỉ thạch cao đẹp phòng khách
mẫu phào chỉ thạch cao đẹp, sang trọng
Kết bài
Bài viết trên đây là những thông tin về phào chỉ thạch cao mà Diệu Phương muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn sẽ có những thông tin hữu ích về phào chỉ thạch cao có sự lựa chọn hợp lý để lựa chọn vật liệu nội thất phù hợp cho công trình của bạn.