Sàn nhựa chịu lực đang là một trong những loại sàn nhựa được nhiều người quan tâm. Ván sàn nhựa chịu lực siêu nhẹ không chỉ có những ưu điểm của sàn nhựa thông thường mà còn được nâng cấp với tính năng chịu lực cực kỳ tốt. Vậy giá tấm sàn nhựa chịu lực là bao nhiêu? Cách thi công thế nào? Cùng Diệu Phương tìm hiểu chi tiết qua nội dung dưới đây nhé !
Sàn nhựa chịu lực hay còn gọi là ván nhựa lót sàn PVC chịu lực là một loại vật liệu lót sàn được làm bằng nhựa PVC nguyên sinh, bột gỗ, bột đá cùng một số chất phụ gia khác với công nghệ ép đùn theo hình dạng tấm cố định tạo ra rất nhiều ưu điểm vượt trội. Dòng vật liệu mới này có ưu điểm nổi bật như rất nhẹ nhưng có khả năng chịu lực tốt, chống nước, chống mối mọt, cong vênh.
Sàn nhựa chịu lực được sản xuất trên công nghệ dây chuyền hiện đại nên chất lượng ngày càng tốt, đảm bảo được nhu cầu khắt khe của người tiêu dùng, vì thế mà sàn nhựa chịu lực rất được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi ở khắp mọi nơi.
Sàn nhựa chịu lực có thể được lắp đặt trong nhà hoặc ngoài trời, ván sàn nhựa chịu lực siêu nhẹ nên việc thi công khá dễ dàng, có thể được sử dụng làm sàn gác thay cho vật liệu truyền thống đắt đỏ, độ bền có thể lên đến 20 năm.
Cấu trúc của sàn nhựa chịu lực gồm có 5 lớp:
Lớp bảo vệ PU: có tác dụng chống tia UV, đây là lớp trên cùng của sản phẩm, giúp bảo vệ bề mặt sản phẩm luôn như mới, tránh bụi và dễ dàng vệ sinh đồng thời giúp tăng cường độ cứng, khả năng chịu lực.
Lớp áo: là một lớp nhựa mỏng trong suốt được quét lên tầm màn film, gia tăng độ bóng, độ bền, giúp chống mài mòn, mối mọt, ẩm thấp và không phai màu sau thời gian dài sử dụng.
Lớp film màu: chính là lớp bề mặt vân của sản phẩm, ngày nay với công nghệ ép film 3D hiện đại và tiên tiến thì lớp film màu tạo ra những sản phẩm với hình ảnh đa dang, sắc nét và chân thật giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn, phù hợp hơn cho công trình của mình.
Lớp lõi nhựa (lớp lõi PVC): lớp lõi nhựa chính là lớp cốt của sản phẩm, đây là lớp quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm, giúp cho sản phẩm chống cong vênh, mối mọt, ẩm thấp và có đàm hồi tốt, giúp chống cháy, chịu lực tốt.
Lớp đế nhựa( lớp đế PVC): lớp cuối cùng của sản phẩm, có chức năng ngăng sự xâm nhập của nước vào nền nhà, chống thấm và bảo vệ tấm sàn, giúp tăng tuổi thọ cho sàn nhà.
Đa dạng mẫu mã: mẫu mã của sàn nhựa chịu lực vô cùng đa dạng, màu sắc hoa văn sống động tinh tế, chân thực tự nhiên nên người tiêu dùng có thể tha hồ lựa chọn theo sở thích của bản thân và phù hợp với công trình của mình.
Chịu lực tốt: giống như tên gọi của nó, loại sàn này có khả năng chịu lực tuyệt vời. Nó được cấu tạo từ nhựa PVC rắn chắc nên khả năng chịu lực nên đến 2100kg/m2. Vì thế nó có tính ứng dụng cao như làm kho, làm sàn gác, hay được sử dụng rộng rãi ở mọi nơi như trường học, chung cư, trung tâm thương mại, …
Cách âm tốt, êm chân, không gây ồn: sàn nhựa chịu lực đi khá êm chân, không gây tiếng vang như sàn gạch hay sàn đá, không gây ồn ào nên có thế sử dụng ở các môi trường cần sự yên tĩnh như bênh viện, lớp học, phòng họp,…
Cố định hình dáng tốt: Sàn nhựa chịu lực sẽ được cố định hình dáng tốt trong quá trình sử dụng, sàn nhà sẽ không bị biến dạng, cong vênh, nứt nẻ như các vật liệu truyền thống, nó đảm bảo chất lượng lâu bền mà vẫn giữ được vẻ đẹp ban đầu.
Chống nước, chống ẩm mốc, mối mọt, chống trơn trượt: vì được làm từ nhựa PVC nguyên sinh nên nó có khả năng chống thấm rất tốt, tránh tình trạng ẩm ướt và về lâu dài không gây ra các tình trạng như phồng rộp hay nứt nẻ ảnh hưởng tới thẩm mỹ của sàn nhà.
Khả năng chịu nhiệt cao, chống cháy nổ: sàn nhựa chịu lực làm bằng chất liệu không hấp thụ nhiệt năng nên chịu được nhiệt độ cao và phòng chống cháy nổ
Thân thiện với môi trường: cấu tạo từ nhựa PVC nguyên sinh, không pha tạp chất độc hại, không tái chế nên rất an toàn cho người sử dụng.
Giá thành rẻ: so với sàn nhựa gỗ tự nhiên thì sàn nhựa chịu lực có giá thành rẻ hơn rất nhiều, sàn nhựa chịu lực là sự thay thế hoàn hảo cho các loại sàn gỗ truyền thống đắt đỏ, vừa mang tính thẩm mỹ lại vừa giảm được chi phí, giá thành thi công.
Dễ dàng thi công, lắp đặt: trọng lượng của sàn nhựa chịu lực khá nhẹ nên dễ dàng vận chuyển, thi công và lắp đặt mà không tốn quá nhiều thời gian, công sức như các loại vật liệu khác.
Độ bền cao: độ bền của sàn nhựa chịu lực có thể lên đến 20 năm tùy vào chất lượng của sản phẩm.
Sàn nhựa chịu lực dạng lỗ tròn không chỉ đẹp mà còn có các đặc tính vượt trội như chống thấm nước, chống mối mọt, chống chầy xước, chịu nhiệt tốt, có khả năng chịu được sự khắc nhiệt của nhiệt độ môi trường bên ngoài như ánh nắng, mưa, ẩm,.. thiết kế lỗ tròn tạo khả năng chịu lực vượt trội so với loại lỗ vuông.
Loại sàn nhựa này được thiết kế khá đẹp mắt với các lỗ vuông rỗng thông thoáng có khả năng thoát nước tốt cho sàn nhà, giúp sàn nhà tránh tình trạng đọng nước luôn khô ráo, thoáng mát. Tuy nhiên khả năng chịu lực của sàn nhựa chịu lực dạng lỗ vuông không tốt bằng lỗ tròn. Hai bên mối ván sàn được thiết kế rãnh để gắn chốt kết nối giúp cho việc thi công đơn giản hơn, liên kết hơn.
Loại sàn này chủ yếu dùng cho không gian ngoài trời, với thiết kế thanh đặc là sự lựa chọn tối ưu đòi cho không gian đòi hỏi tính chịu lực cao. Độ dày lớn hơn so với dạng lỗ tròn và lỗ vuông nên sàn nhựa chịu lực dạng thanh đặc có độ bền, tính chịu lực và độ ổn định cao hơn. Không chỉ vậy loại sàn dạng thanh đặc còn có tác dụng cách nhiệt rất tốt khi ở ngoài môi trường nắng nóng, giúp cho sàn nhà mát mẻ hơn. Với độ bền cao, tính ổn định tốt sàn nhựa chịu lực dạng thanh đặc trở thành sự lựa chọn hoàn hảo cho không gian ngoài trời.
Trước đây khi tấm nhựa lót sàn chưa phổ biến thì sàn gỗ tự nhiên vẫn rất thịnh hành nhưng giả cá cao lại dễ bị mối mọt, không thẩm nước. Từ khi có sàn nhựa chịu lực với các ưu điểm tuyệt vời cùng giá thành rẻ nó gần như trở thành xu hướng ở hầu hết các gia đình, các công trình thi công. Với các ưu điểm nổi bật như tháo lắp dễ, có khả năng chịu lực tốt,.. sàn nhựa chịu lực ngoài lót sàn nhà ở, nó còn được sử dụng làm vách ngăn, gác lửng,…vì nó có thể chịu lực lên đến 2000kg/m2 nên đảm bảo an toàn, vững chắc cho mặt sàn.
Ở các thành phố lớn, tấm sàn nhựa chịu lực được sử dựng rất phổ biến để làm gác xép hay lát sàn cách âm, sử dụng ở nhiều không gian trong nhà như phòng khách, phòng ngủ, nhà vệ sinh, sân vườn,..
Ngoài ra nhờ đặc tính an toàn, thân thiện, êm chân, không gây ồn sàn nhựa chịu lực còn được dùng trường học, nhà trẻ hay các cơ sở giáo dục,…
Sàn nhựa chịu lực ới những ưu điểm vượt trội như khả năng chống nước, chống ẩm mốc, không bị cong vênh hay tấn công của mối mọt, cùng với mức giá phải chăng khiến nó dần được ưa chuộng trở thành lựa chọn hàng đầu để làm sàn gác lửng thay thế cho vật liệu gỗ. Đặc biệt, khả năng chịu lực của chúng có thể lên đến 2000kg/m2.
Sàn nhựa chịu lực ngoài trời có nhiều ứng dụng phổ biến trong việc trang trí các dự án công cộng, bao gồm việc lát sàn cho các khu bể bơi ngoài trời, xây dựng sàn cho khu tiểu cảnh ngoại trời, thi công sàn cho các khu vui chơi ngoài trời, cũng như lắp đặt sàn gỗ cho ban công hoặc sân thượng.
Sàn nhựa chịu lực thi công cũng giống như các loại sàn nhựa khác. Với loại sàn nhựa chịu lực chuyên làm sàn gác thì cần một chút lưu ý như sau:
Vì thi công khá đơn giản, không quá cầu kỳ nên chỉ cần thợ nề là có thể lắp đặt loài sàn này mà không cần đến thợ chuyên dụng:
Bước 1: chuẩn bị vật liệu và các phụ kiện dụng cụ thi công đi kèm như máy khoan, thước đo, máy cắt, keo dán, tovit,…
Bước 2: thi công khung xương
Bước 3: lắp đặt ván sàn nhựa chịu lực
Sử dụng vít inox để bắt víp liên kết hèm âm của tấm sàn chịu lực xuống xà gồ sau đó ghép tiếp hèm dương vào cho khớp với hèm âm, lắp đặt như vậy đến hết để hoàn thành công trình.
Bước 4: Hoàn thiện và bàn giao công trình
Sử dụng các phụ kiện như nẹp viền nhựa hoặc nhôm hoặc gỗ nhựa để che đi các đầu mí. Các góc nối,.. giúp tăng tính thẩm mỹ cho sàn nhà. Sau đó quét dọn sạch sẽ bề mặt sàn nhà rồi bàn giao lại công trình cho chủ nhà.
Sàn nhựa chịu lực đa dạng về thể loại và chất lượng nên giá cả cũng tùy thuộc vào thương hiệu, chất lượng mẫu mã của sản phẩm. Tuy nhiên so với vật liệu bằng gỗ tự nhiên thì sàn nhựa chịu lực có giá thành rất rẻ, lựa chọn sàn nhựa chịu lực giúp tiết kiệm một khoản ngân sách đáng kể.
Giá tấm ván sàn nhựa chịu lực được chia làm 2 loại là sàn ván nhựa chịu lực trong nhà và giá sàn ván nhựa chịu lực ngoài trời
STT | Ván sàn chịu lực | Độ dày | Kích thước (mm) | Đơn giá (vnđ/md) |
1 | Ván sàn nhựa chịu lực trong nhà | 20-25mm | 330*8000mm | 180.000 – 200.000/md |
2 | Ván sàn nhựa chịu lực ngoài trời | 20-25mm | 140*2900mm | Từ 280.000/md |
Kết bài
Bài viết trên là những thông tin cơ bản về sàn nhựa chịu lực mà Diêu Phương muốn gửi đến các bạn, mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn về việc tìm hiểu và lựa chọn sàn nhựa chịu lực sao cho phù hợp với công trình của mình.