Sàn nhựa SPC là gì? Có những loại sàn gỗ nhựa spc nào? Sàn nhựa spc giá bao nhiêu? Cách thi công thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Diệu Phương nhé !
Sàn nhựa SPC có tên đầy đủ là sàn nhựa Stone Plastic Composite hay còn được người tiêu dùng gọi là sàn nhựa giả gỗ hoặc sàn nhựa hèm khóa. Hiện nay loại sàn nhựa này rất được ưa chuộng và được sử dụng rộng rãi ở các công trình xây dựng cả trong nhà và ngoài trời, được ra đời để khắc phục các hạn chế mà những loại sàn truyền thống khác hay gặp phải như tình trạng ẩm mốc, mối mọt của sàn gỗ, nứt vỡ ở các sàn làm bằng gạch, đá tự nhiên.
Sàn nhựa SPC có cấu tạo chủ yếu từ bột nhựa PE nguyên chất kết hợp với bột đá và các phụ gia chống sự giãn nở. Quá trình sản xuất các thành phần này được ép chặt dưới áp suất và nhiệt độ cao và hình thành tấm nhựa ốp sàn SPC. Cấu trúc của tấm nhựa SPC lát sàn hiện nay thường gồm 5 lớp sau đây.
Lớp đế nhựa:
Là lớp cuối cùng của tấm nhựa SPC đóng vai trò quan trọng trong việc làm bệ đỡ, tạo sư cân bằng,chống cong vênh và ngăn sàn bị biến dạng bởi các tác động của ngoại lực hay thời tiết. Ngoài ra lớp đế nhựa còn giúp chống thấm nước, ngăn ẩm mốc và giúp hạn chế cách tiếng ồn cho sàn nhưa.
Lớp cốt nhựa SPC:
Là lớp với thành phần chính là từ nhựa SPC nhựa nguyên sinh kết hợp với bột đá kèm các chất phụ gia khác theo tỉ lệ giúp tăng độ bền cao, chống thấm nước, ẩm mốc và chống lại sự xâm nhập của mối mọt. Ngoài ra lớp cốt nhựa có thể tái chế lại nên rất an toàn cho sức khỏe của con người và thân thiện với môi trường.
Lớp phim họa tiết
Là lớp chứa các họa tiết giúp tăng độ thẩm mỹ cho sàn nhựa, các họa tiết hoa văn được in theo công nghệ 3d hiện đại và thường được thiết là các lớp vân giả gỗ, hay giả đá mô phỏng các vật liệu ngoài tự nhiên là gỗ và các loại đá . Các lớp vân gỗ, vân đá thường có màu sắc rất chân thật, giống với gỗ và đá tự nhiên, tạo nên sự hài hòa và điểm nhấn sang trọng, hiện đại cho không gian.
Lớp phủ bảo vệ Nano:
Là lớp nằm ngay bên trên lớp họa tiết và được phủ một lớp nano đóng vai trò bảo vệ bề mặt của sàn tránh khỏi trầy xước, chống thấm nước và chống trơn trượt
Lớp màng phủ UV:
Là lớp nằm trên cùng của bề mặt tấm nhựa được phủ một lớp màng bảo vệ UV trong suốt có vai trò quan trọng giúp bề mặt sàn tránh được những tác động trực tiếp của tia UV, bảo vệ sàn khỏi tránh bay màu và giúp duy trì vẻ đẹp và sự bền màu của sàn theo thời gian.
Kích thước các tấm nhựa lát sàn nhựa SPC trên thị trường có đa dạng tùy thuộc và nhà sản xuất và nhu cầu của từng công trình cụ thể. Tuy nhiên, hiện nay quy cách của sàn SPC có 2 thông số tiêu chuẩn phổ biến sau:
Có ứng rộng rãi và là một trong những sàn nhựa được ưa chuộng nhất hiện nay, là nhờ vào những ưu điểm nổi bật mà sàn nhựa SPC hiện đang có dưới đây.
Sàn nhựa giả gỗ SPC là mẫu sàn đã rất quen thuộc và được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay trong các loại sàn nhựa. Sàn nhựa giả gỗ được thiết kế các lớp vân giả gỗ bằng công nghệ in hiện đại nhất hiện nay tạo ra màu sắc vân gỗ phong phú và đa dạng mang lại độ thẩm mỹ cao không khác gì sàn gỗ tự nhiên.
Sàn nhựa đá SPC hay sàn nhựa spc giả đá được thiết kế lấy ý tưởng của các loại đá ngoài tự nhiên như đá hoa cương, đá cẩm thạch, gạch men…vừa mang lại độ tự nhiên chân thật, sang trọng và hiện đại lại giúp khắc phục các hạn chế của sàn đá như trơn trượt hoặc cảm giác lạnh chân rất là vào thời tiết mùa đông.
Sàn nhựa hèm khóa spc là một loại sàn nhựa được tích hợp với hệ thống hèm khoá 2 bên âm và dương, với thiết kế này khi thi công có thể dễ dàng ghép các hèm khóa lại với nhau mà không cần sử dụng keo. Điều này giúp cho sàn nhựa hèm khóa hiện có độ bền cao nhất trong các loại sàn nhựa spc, mang lại tính tiện lợi và thuận tiện trong quá trình lắp đặt và tháo rỡ, đồng thời không ảnh hưởng đến mặt sàn ban đầu.
Sàn nhựa spc dán keo là loại sàn nhựa sử dụng keo dán để lắp đặt tấm nhựa sàn vào bề mặt nền của công trình. Hiện nay sàn nhựa dán keo spc gồm 2 loại là sàn nhựa tự dán spc và sàn nhựa được thiết kế sẵn lớp keo ở dưới đế tấm sàn nhựa. Tuy độ bền của loại sàn nhựa này không bằng so với sàn nhựa hèm khóa vì phải phụ thuộc và chất lượng độ kết dính của keo và môi trường khu vực thi công có thường xuyên ẩm ướt hay không nhưng giá thành của nó rẻ hơn và đáp ứng được phân khúc bình dân hơn nên cũng được ứng dụng rất nhiều trong đời sống.
Sàn nhựa spc được sản xuất bằng nguyên liệu rất thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe của con người. Vậy quy trình của nó thế nào? Dưới đây là quy trình sản xuất sàn nhựa SPC chi tiết nhất.
Sàn nhựa SPC hiện rất được ưa chuộng và sử dụng rông rãi trong việc trang trí không gian nội, ngoại thất hiện đại. Nó được ứng dụng từ những công trình nhà ở dân dụng đến các công trình công cộng.
Giá sàn nhựa còn phụ thuộc nhiều vào đơn vị cung cấp, loại sàn nhựa, mẫu mã thiết kế vì vậy nó không có mức giá cố định, dưới đây là giá Diệu Phương tham khảo trung bình trên thị trường hiện nay gửi tới các bạn để có cái nhìn tổng quang về giá của loại sàn nhựa này.
Sàn nhựa SPC được thiết kế với cấu trúc giúp việc thi công rất thuận tiện và dễ dàng, tuy nhiên để đảm bảo sự đạt được hiệu quả về thẩm mỹ và độ bền của sàn, chúng ta cần tuân thủ theo các bước thi công sau đây.
Bước 1: Đo đạc chuẩn xác diện tích bề mặt sàn cần thi công. Kiểm tra và làm sạch bề mặt nền, lưu ý cần làm phẳng và mịn bề mặt sàn, khô ráo, không bụi bẩn. Việc làm này giúp thi công các tấm nhựa sàn được khớp với nhau và bám chặt vào nền sàn hơn.
Bước 2: Chuẩn bị các công cụ và vật liệu và dụng cụ cần thiết để thi công.
Bước 3: Tiến hành việc lót nền và lắp ghép các tấm sàn.
Bước 4: Đóng nẹp và hoàn thiện việc thi công.
Bước 5: Thực hiện kiểm tra và rà soát lại kỹ lưỡng sau khi hoàn thành công trình.
Hãy tính toán và đo đạc diện tích mặt sàn một cách tỉ mỉ và chuẩn xác. Việc này sẽ giúp ước tính chính xác lượng vật liệu cần thiết và tránh tình trạng lãng phí không cần thiết.
Khi tiến hành lắp đặt, hãy để khoảng cách khoảng giữa các tấm và bề mặt tường nhà tối thiểu 10cm để đề phòng trường hợp nếu bị tác động của thời tiết sàn nhựa có thể bị co giãn gây cong hoặc biến dạng. .
Nếu là sàn nhựa hèm khóa phải đảm bảo lắp đặt tấm ván sàn sao cho phần hèm dương của tấm nối vào hèm âm của tấm khác. Sử dụng tay để ghép đầu tấm vào nhau một cách cẩn thận, tránh đóng đầu tấm. Nếu là tấm nhựa dán keo cần phải đảm bảo bề mặt sàn phải bằng phẳng và hoàn toàn khô ráo không sẽ ảnh hưởng tới độ dính của keo.
Dưới đây là so sánh sàn nhựa SPC với các loại sàn làm bằng vật liệu khác như gỗ, gạch hay đá tự nhiên để giúp các bạn có cái nhìn tổng qua hơn về loại sàn nhựa này.
Sàn nhựa SPC | Các vật liệu ốp sàn khác |
Khả năng chống thấm nước, ngăn ẩm mốc hiệu quả, độ bền cao và ít bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của thời tiết. Thiết kế với họa tiết linh hoạt và da dạng như vân gỗ, vân đá tinh tế, mang đến độ thẩm mỹ cao đồng thời rất an toàn cho người sử dụng | Sàn làm bằng đá, gạch: Dễ bị nồm khi thời tiết thay đổi, vào mùa đông thường hay bị lạnh chân |
Chống trầy xước tốt, không bị co vênh hay biến dạng khi sử dụng. | Sàn làm bằng gỗ tự nhiên: Dễ bị trầy xước, thời tiết thay đổi có thể bị cong vênh hay biến dạng sau một khoảng thời gian sử dụng. |
Không xảy ra trình trạng mối mọt mục nát | Sàn làm bằng gỗ công nghiệp: Dễ bị ẩm mốc và mối mọt, chống chịu nước kém, dễ biến dạng khi đối mặt với thời tiết thay đổi |
Được bằng vật liệu xanh không chứa chất gây hại cho sức khỏe con người, hoàn toàn có thể tái chế để sử dụng lại nên không gây ô nhiễm cho môi trường. Có độ chắc chắn và độ cứng cáp, không lo bị biến dạng và trầy xước | Sàn làm bằng nhựa PVC: Được sản xuất từ nhựa tái chế nên không đảm bảo được cho sức khỏe của người sử dụng. Nhựa PVC có tính mềm dẻo và không được chắc chắn dễ cong vênh và có mùi hôi khi bị ngập nước lâu ngày. |
Kết bài:
Nội dung bên trên Diệu Phương đã giúp các bạn trả lời các hỏi về sàn nhựa SPC ở đầu bài viết. Mong rằng với những thông tin trên giúp ích cho các bạn có cái nhìn tổng thể hơn về loại sàn nhựa này.