Sàn nhựa Vinyl là gì? Có những loại sàn Vinyl nào? Giá sàn nhựa vinyl là bao nhiêu? Cách thi công thế nào? Cùng Diệu Phương tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây nhé !
Sàn nhựa Vinyl là một loại sàn được lắp ráp bằng các tấm nhựa có cấu tạo chính là nhựa tổng hợp PVC hoặc SPC nguyên sinh, kết hợp cùng một số chất phụ giá khác. Đây là loại tấm nhựa đã được kiểm chứng là an toàn cho sức khỏe con người và thân thiện với môi trường. Bề mặt của sàn nhựa thường được thiết kế các hình vân gỗ hoặc giả đá rất giống với gỗ và đá ngoài tự nhiên mang lại độ thẩm mỹ cao cho công trình.
Cấu tạo của sàn vinyl bao gồm 5 lớp, được sản xuất từ chất liệu chính là nhựa PVC hoặc nhựa SPC nguyên chất kết hợp với một số phụ gia, cùng với bột đá hoặc bột gỗ để cải thiện độ bền của tấm sàn nhựa.
Độ bền cao: Loại sàn nhựa này được đánh giá rất cao về độ bên khi có thể duy trì được độ thẩm mỹ trên bề mặt sàn nhựa trong điều kiện thông thường có thể lên tới trên 15 năm.
Chống trơn trượt và trầy xước: Sàn vinyl được đánh giá rất cao ở khả năng chống trơn trượt, cong vênh và chống trầy xước tốt.
Mẫu mã đa dạng, độ thẩm mỹ cao: Được thiết kế với nhiều mẫu mã, loại vân giả gỗ, giả đá có độ chân thực và sống động không thua gì các vật liệu tự nhiên, nó giúp cho không gian nội thất ngôi nhà trở lên sang trọng và hiện đại hơn.
Chống thấm nước, ẩm mốc: Khả năng chống ẩm và nước tuyệt đối. Không thấm nước giúp ngăn chặn các tình trạng phồng rộp và cong vênh, điều mà sàn gỗ thông thường thường gặp phải.
Cách âm tốt: Khả năng hấp thụ âm thanh, tiếng ồn tốt giúp cho không gian trong nhà được yên tĩnh và bình yên, đây là điểm rất Khác biệt với các sàn được làm từ gỗ công nghiệp hay để lại những tiếng ồn từ những bước chân hay những va chạm từ các vật dụng trong gia đình vô tình rơi xuống sàn.
Cách điện, cách nhiệt: Được cấu thành hoàn toàn từ nhựa nên nó không dẫn điện rất an toàn cho con người, khả năng chịu được nhiệt độ ở mức cao giúp chống cháy lan hiệu quả
An toàn với con người và thân thiện môi trường: Được sản xuất bằng vật liệu nhựa nguyên sinh và trải qua quá trình kiểm duyệt nghiêm ngăt, sàn vinyl rất an toàn cho sức khỏe con người và thân thiện môi trường.
Giá thành phải chăng: Giá cả phải chăng cũng là một điểm mạnh của sàn nhựa Vinyl, nó đáp ứng được tất cả phân khúc từ bình dân tới cao cấp của thị trường.
Thi công, vệ sinh dễ dàng: Với trọng lượng nhẹ, dù là loại dán keo hay hèm khóa thì việc thi công cũng vô cùng đơn giản. Ngoài ra bề mặt sàn nhựa được phủ lớp bóng mịn vừa chống trầy xước lại vừa có thể vệ sinh lâu chùi dễ dàng.
Sàn nhựa vinyl cuộn là một loại sàn vinyl được sản xuất từ nhựa PVC dẻo và kết hợp với các chất phụ gia khác nhau theo các đặc tính cụ thể. Sau quá trình sản xuất tạo thành các tấm nhựa dạng cuộn, có tính đàn hồi, độ bền và chất lượng cao.
Sàn nhựa Vinyl giả gỗ là mẫu được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi nhất của loại sàn này. Lớp hoa văn được thiết kế các mẫu vân giả gỗ có độ tinh tế và sắc nét như vân gỗ thật, đây là lý do mà sàn Vinyl giả gỗ lại được ưa chuộng tới vậy. Nó giúp cho không gian nội thất có độ thẩm mỹ cao, sang trọng và hiện đại không thua kém các loại sàn được làm bằng gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp mà giá thành lại rẻ hơn rất nhiều.
Sàn nhựa vinyl giả bê tông cũng là loại sàn khá được ưa chuộng và phổ biến trong nội thất nhà ở, nó được thiết kế có màu sắc và hoa văn tương tự như xi măng thật hoặc các họa tiết vân đá được làm giống như vân của đá tự nhiên.
Sàn nhựa vinyl dán keo là loại sàn nhựa được ưa thích nhất hiện nay, việc thi công và lắp đặt loại sàn này rất dễ dàng mà không cần tới thợ thi công, ngoài ra giá thành của nó cũng phù hợp với phân khúc bình dân. Tuy nhiên tuổi thọ của loại sàn này trung bình khoảng là 7 năm, phù hợp cho các công trình nhỏ, ngắn hạn và có ngân sách hạn chế.
Sàn vinyl hèm khóa là loại sàn nhựa được sử dụng công nghệ hèm khóa âm dương hiện đại giúp liên kết các tấm sàn với nhau mà không cần phải sử dụng keo dán như các loại sàn vinyl khác. Đều này giúp tăng tuổi thọ của bề mặt sàn và giải quyết được những hạn chế mà các sàn nhựa dán keo thường gặp phải như chống thấm nước và không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm, không gây tình trạng bong keo. Nhờ đó, tuổi thọ của sàn nhựa hèm khóa tăng lên và có thể lên tới trên 15 năm. Hiện nay nó được ứng dụng rộng rãi trong nhiều không gian nội thất để thay thế cho sàn gỗ công nghiệp và loại bỏ các vấn đề thường gặp của sàn gỗ công nghiệp như mối mọt và cong vênh.
Giá thành sàn nhựa Vinyl có nhiều phân khúc khác nhau do mẫu mã và chủng loại đa dạng, giá các loại sàn nhựa vinyl có giá trung bình hiện đang ở khoảng 280.000vnđ/m2 đến 390.000 vnđ/m2. Để có cái nhìn tổng thể các bạn hãy tham khảo bảng giá chi tiết dưới đây.
Sàn nhụa vinyl tự dán là loại sàn đã được thiết kế có lớp keo sẵn dưới bề mặt của tấm nhựa. Khi thực hiện việc thi công, chỉ cần bóc lớp phủ bảo vệ trên mặt sàn và dán trực tiếp lên bề mặt nền công trình mà không cần sử dụng thêm keo dán.
Giá thành của sàn nhựa tự dán này khá rẻ giao động từ 115.000vnđ – 155.000vnđ nhưng tuổi thọ của chúng khá khiêm tốn chỉ từ 2 đến 5 năm.
Kích thước (mm) | Độ dày (mm) | Đơn giá (vnđ/m2) |
1230 x 145mm | 4mm | 390.000vnđ/m2 |
470 x 470mm | 3mm | 280.000vnđ/m2 |
1219 x 177mm | 3mm | 180.000vnđ/m2 |
914.4 x 152mm | 3mm | 170.000vnđ/m2 |
914 x 152mm | 2mm | 140.000vnđ/m2 |
Kích thước (mm) | Độ dày (mm) | Đơn giá (vnđ/m2) |
1220 x 180mm | 4mm | 390.000vnđ/m2 |
1230 x 145mm | 4mm | 390.000vnđ/m2 |
Sàn nhựa Vinyl hiện trên thị trường có rất nhiều loại, với đầy đủ mẫu mã, chất liệu, kích thước khác nhau. Nếu bạn không phải là người làm trong lĩnh vực vật liệu xây dựng hoặc nội, ngoại thất thì việc lựa chọn sàn nhựa có đảm bảo chất lượng, độ bền với giá thành hợp lý là điều không dễ. Dưới đây, là một số những kinh nghiệm chọn mua sàn nhựa có thể giúp ích cho bạn.
Xác định chất liệu của tấm sàn Vinyl
Các tấn sàn nhựa Vinyl hiện này thường được sản xuất chính là từ nhựa PVC hoặc nhựa SPC và còn có thêm các loại chất liệu nhựa khác như WPC, SPC, VDL, HD. Trong số đó nhựa PVC, SPC và WPC rất được ưa chuộng và được sử dụng rộng rãi nhất, 3 loại này cũng có chất lượng và độ bền được đánh giá cao.
Xác định thương hiệu
Các tấm sàn Vinyl hiện có rất nhiều thương hiệu khác nhau trên thị trường gồm cả nội địa lẫn nhập khẩu từ nước ngoài. Trước khi mua nên kiểm tra rõ thông tin, nguồn gốc của sản phẩm và tốt nhất nên lựa chọn các thương hiệu có uy tín trên thị trường, giá thành có thể sẽ cao hơn nhưng chất lượng được đảm bảo, sử dụng lâu dài sẽ yên tâm hơn.
Lựa chọn kích thước sàn nhựa
Sàn nhựa giả gỗ Vinyl có nhiều kích thước tiêu chuẩn khác nhau tùy thuộc vào từng công trình cụ thể, kích thước có thể là dạng hình vuông 600x600mm, 470x470mm cùng độ dày 3mm hoặc kích thước ở dạng hình chữ nhật là 1220x150x4mm, 1230x145x4mm, 935x187x3mm.
Dựa vào diện tích và vị trí của bề mặt sàn để có thể lựa chọn kích thước tấm nhựa sàn sao cho hợp lý nhất như vậy giúp tăng độ thẩm mỹ cũng như độ bền cho công trình.
Bước 1: Xử lý bề mặt sàn và lớp lót cho sàn nhựa
Trước khi thi công lắp đặt sàn nhựa việc quan trọng nhất là phải xử lý bề mặt sàn thật sạch sẽ và bằng phẳng, việc này giúp khi lắp ghép các tấm nhựa với nhau được khớp và kết dính hơn. Bề mặt sàn có bằng phẳng thì độ thẩm mỹ cũng như độ bền mới được đảm bảo vì chỉ cần có kẽ hở tấm sàn nhựa dễ bị đọng nước hoặc cong vênh, vừa gây mất thẩm mỹ lại giảm tuổi thọ của sàn.
Tiếp đến là xử lý lớp sàn của tấm nhựa, nếu là sàn hèm khóa cần sử dụng một lớp lót sàn để tạo điều kiện cho việc lắp đặt. Lớp lót này có thể là xốp nilon, xốp tráng bạc hoặc xốp cao su non. Việc trải đều lớp lót sàn và đảm bảo rằng chúng kết thúc cách tường ít nhất 4 cm giúp xốp dãn nở tự nhiên. Các tấm xốp cần được kết nối với nhau bằng băng dính.
Nếu là sàn nhựa dán keo chỉ cần dán trực tiếp lên bề mặt sàn. Việc lựa chọn loại keo sàn chất lượng và an toàn cho sức khỏe của người dùng là điều quan trọng. Sử dụng keo chất lượng giúp đảm bảo tính ổn định và kéo dài tuổi thọ của sàn. Trước khi dán ván sàn, cần quét keo lên diện tích từ 35 – 40m2 để tránh tình trạng keo khô trước khi đặt ván sàn.
Bước 2: Lắp đặt sàn nhựa
Với sàn nhựa dán keo, sau khi chờ khoảng 30 phút để keo khô có thể tiến hành lắp đặt sàn nhựa. Xếp các tấm sàn theo thiết kế định sẵn và sử dụng búa cao su để gõ nhẹ lên các tấm để chúng bám sàn tốt hơn. Lặp lại quy trình này cho đến khi bạn đã lắp đặt xong toàn bộ diện tích cần thi công. Đảm bảo rằng hướng vân của các tấm sàn hướng theo ánh sáng để tạo sự nổi bật cho vân sàn.
Với sàn nhựa hèm khóa, sau khi đã trải lót sàn cho toàn bộ khu vực cần thi công, tiếp đến là chọn góc tường và hướng thi công tương tự như khi lắp đặt sàn gỗ. Ghép các tấm sàn hèm khóa theo các mắc ghép âm và dương có sẵn trên sản phẩm. Để đảm bảo sàn kết nối chắc chắn nhất, bạn nên nghiêng tấm sàn hèm dương khoảng 45 độ khi ghép với hèm âm. Sử dụng búa cao su để gõ nhẹ cạnh của tấm sàn để đảm bảo kết nối chặt chẽ. Lặp lại quy trình này cho đến khi bạn hoàn thành việc lắp đặt toàn bộ diện tích sàn, và đảm bảo có khoảng cách tối thiểu 1 cm giữa mép sàn và tường để tránh sự biến dạng do dãn nở của vật liệu sau thời gian sử dụng.
Bước 3: Lắp đặt phụ kiện và hoàn thiện
Trong bước này, bạn sẽ thực hiện việc đóng phào chân tường để cố định mặt sàn, hoàn thiện việc trang trí cạnh chân tường và kết nối các tấm sàn ở từng không gian trong phòng. Đồng thời, bạn cũng cần lau sạch keo nếu có và vệ sinh sàn. Sau đó, hãy chờ ít nhất 48 giờ trước khi bắt đầu sử dụng sàn.
Nếu bạn sử dụng sản phẩm sàn nhựa dán keo, hãy nhớ không đổ nước trực tiếp lên mặt sàn vừa mới thi công và hạn chế đặt vật nặng lên trực tiếp bề mặt sàn trong vòng 48 giờ đầu. Điều này giúp tăng độ bền của sàn nhựa sau khi bạn bắt đầu sử dụng nó.
Kết bài:
Nội dung trên Diệu Phương đã gửi tới các bạn những thông tin về sàn nhựa Vinyl cũng như bảng giá các loại sàn Vinyl phổ biến hiện nay. Mong rằng những chia sẻ trên hữu ích với các bạn.