Tấm nhựa trong suốt lợp mái được ứng dụng trong đời sống xã hội ngày càng nhiều và rất được ưa chuộng. Vậy mái nhựa trong suốt có những ưu, nhược điểm thế nào và giá bao nhiêu? Cùng Diệu Phương tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé !
Tấm nhựa trong suốt lợp mái được sản xuất từ bột nhựa PVC nguyên sinh và các chất phụ gia khác nhằm cải thiện và nâng cao một số tính chất vật lý của sản phẩm. Loại nhựa PVC này có tính mềm, nhẹ, dẻo dai và khả năng chống vỡ vụn, đặc biệt là khả năng chống cháy và chống tia UV hiệu quả. Nó cũng có thể chịu được nhiệt độ từ -50ºC đến 100ºC.
Tấm nhựa trong suốt có sự đa dạng về mẫu mã và kích thước, với khổ nhựa cứng có độ trong suốt từ 200 – 1.600mm và độ dày từ 0,05 – 5mm.
Tấm nhựa trong suốt lợp mái là một loại vật liệu rất phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong các dự án xây dựng hiện nay. Nhờ tính năng lấy sáng thông minh, vật liệu này thường được ưa chuộng cho nhiều công trình, bao gồm nhà ở dân dụng, nhà kính cho việc trồng cây, mái vòm trong các công trình công cộng như nhà ga và nhà chờ xe buýt.
Bên cạnh đó, sản phẩm cũng được sử dụng làm mái che cho cầu thang qua đường và quán cafe nghệ thuật, mang lại sự kết hợp hoàn hảo giữa tính thẩm mỹ và chức năng.
Ứng dụng Tấm nhựa trong suốt lợp mái che đường đi bộ
Ứng dụng tấm nhựa trong suốt lợp mái che trong trồng cây
Ứng dụng tấm nhựa trong suốt lợp mái che nhà để xe cộ
Ứng dụng tấm nhựa trong suốt lợp mái làm giếng trời
Ứng dụng tấm nhựa lợp mái màu xanh che bể bơi
Tấm nhựa trong suốt lợp mái lấy sáng ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người ưa chuộng, nhờ ưu thế vượt trội về trọng lượng nhẹ, độ chịu lực dẻo dai, khả năng cách âm cách nhiệt và tính thẩm mỹ cao. Dưới đây là 3 tấm nhựa trong suốt lợp mái được ưa chuộng nhất hiện nay:
Tấm nhựa poly trong suốt có tên đầy đủ là tấm nhựa Polycarbonate, là một loại nhựa trong suốt và được coi là một trong những vật liệu bằng nhựa được ưa chuộng nhất trên thị trường mái lợp hiện nay. Có hai loại tấm Poly phổ biến, đó là tấm rỗng ruột, tấm đặc ruột và dạng sóng
Tấm nhựa lấy sáng Poly đặc ruột sở hữu những đặc tính ưu việt, vượt trội so với các tấm nhựa hay kính thông thường. Với những ưu điểm nổi bật, đây là loại vật liệu xây dựng được ưu tiên hàng đầu khi thi công các loại mái nhựa.
Ưu điểm:
Kích thước tấm nhựa Poly đặc ruột phổ biến với độ dày từ 1.5mm – 6mm. Ngoài ra độ dày có thể lên tới 8mm, 10mm tùy thuộc vào như cầu của từng công trình.
Tấm nhựa lấy sáng Poly rỗng ruột là một loại tấm lợp rất phổ biến và sử dụng rộng rãi trên thị trường. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp chúng ở nhiều nơi như mái hiên, trạm xe buýt, nhà để xe và nhiều công trình khác.
Ưu điểm chính của tấm nhựa Poly rỗng ruột là trọng lượng nhẹ hơn đáng kể so với tấm nhựa lấy sáng đặc ruột. Nhờ điều này, việc vận chuyển và thi công trở nên dễ dàng, nhanh chóng và giúp tiết kiệm chi phí.
Tuy nhiên, tấm lợp nhựa lấy sáng rỗng ruột có nhược điểm là độ bền và tuổi thọ thấp hơn so với tấm nhựa lấy sáng đặc ruột. Vì vậy, loại vật liệu này thích hợp để sử dụng trong các công trình ngắn hạn, cần được đầu tư hợp lý để giảm thiểu chi phí cho dự án. Tấm nhựa trong suốt lợp mái rỗng ruột có độ dày thông dụng ở mức 5mm, 6mm và 8mm.
Tấm nhựa Poly dạng sóng lấy sáng được làm từ một hỗn hợp chính gồm sợi thủy tinh, sợi carbon, nhựa tiêu chuẩn và các thành phần bổ sung như sợi Nomex, sợi gốm, sợi tổng hợp ổn định nhiệt… Sản phẩm này rất phù hợp cho việc sử dụng trong các nhà kho, xưởng sản xuất, mái vườn và các công trình tương tự.
Tấm nhựa trong suốt lợp mái dạng sóng có hai loại chính là 6 sóng và 11 sóng, với độ dày dao động từ 0.9mm đến 1.2mm.
Tấm nhựa lợp mai trong suốt Mica là một loại nhựa dẻo trong suốt được sử dụng thay thế cho thủy tinh thông thường làm mái lợp. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có bốn loại Mica nhập khẩu từ các nước như Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia và Nhật Bản. Trong số này, Mica Đài Loan được sử dụng phổ biến nhất với chất lượng ổn định và giá thành hợp lý. Sản phẩm này có những đặc điểm nổi bật sau đây:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội nhưng tấm nhựa Mica vẫn tồn tại một nhược điểm khi so với kính là nó dễ bị trầy xước và kém thẩm mỹ hơn
Tấm nhựa trong lợp mái Composite được tạo ra từ hỗn hợp các thành phần chính như sợi thủy tinh composite, sợi carbon, nhựa cao cấp Polyeste, và một số thành phần khác gồm sợi gốm, sợi Nomex, sợi tổng hợp ổn định nhiệt…Tấm nhựa Composte được sử dụng rất phổ biến làm mái lợp lấy sáng ở nước ta với độ bền cao và giá thành hợp lý.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Giống với 2 tấm lớp trong suốt là Mica và Poly, tấm nhựa Composite có khả năng truyền ánh sáng qua vẫn thua kém kính từ 10 – 15%. Ngoài ra tấm Composite còn khó tái chế khi không thể sử dụng được nữa
Tấm mái nhựa trong suốt Mica và Poly là hai sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu hoàn toàn khác nhau. Mica và Poly chỉ tương đồng với nhau về màu sắc là màu tấm nhựa trong suốt. Mặc dù cả hai đều có thể sử dụng làm mái che, tuy nhiên các bạn nên tìm hiểu kỹ sự khác biệt dưới đây.
Mái nhựa mica trong suốt | Mái nhựa poly trong suốt |
Kích thước: 1.2m x 2.44m | Mái nhựa poly có 3 loại nên kích thước đa dạng hơn |
Độ dày tấm: 2mm – 50mm | Độ dày tấm: <10mm |
Thẩm mỹ kém sau khi dùng 1 thời gian thường xuống màu, dễ giòn, dễ gẫy | Poly có khả năng giữ màu và độ bền tốt hơn khi sử dụng ngoài trời |
Nhựa mica thường dùng làm biển quảng cáo hơn là làm mái lợp | Nhựa poly là vật liệu chuyên dùng cho lợp mái lấy sáng |
Giá thành cao hơn tấm poly | Giá thành ổn định và rẻ hơn mica |
Nếu bạn không có chuyên môn trong nghề và khó phân biệt chất lượng sản phẩm hay hàng chính hãng. hãy tham khảo những cách nhận biết hữu ích sau đây:
Kết bài:
Qua những nội dung chia sẻ về tấm nhựa trong suốt lợp mái mà Diệu Phương chia sẻ ở trên, chắc hẳn các bạn đã có những lựa chọn mái nhựa trong suốt riêng cho các công trình của mình. Cảm ơn các bạn đã đọc và ủng hộ bài bài của chúng tôi !