Tấm vách ngăn nhựa là gì? Có những loại vách ngăn bằng nhựa nào? Ứng dụng của tấm nhựa làm vách ngăn ở những đâu và giá của chúng là bao nhiêu? Cùng Diệu Phương tìm hiểu chi tiết qua nội dung ở bài viết dưới đây nhé !
Tấm vách ngăn nhựa được sản xuất bằng chất liệu chính là nhựa tổng hợp PVC (poly vinylclorua). Nó được dùng để ứng dụng ngăn chia các không gian trong nội thất thành nhiều khu vực có diện tích nhỏ hơn tùy vào nhu cầu sử dụng. Với các mục đích và không gian nội thất khác nhau vách ngăn bằng PVC có thể có nhiều kích thước, mãu mã khác nhau như vách ngăn có màu trong suốt, màu vân gỗ, hoặc giả đá, và các hoa văn khác tùy theo sự sáng tạo và nhu cầu của mỗi khách hàng để tạo ra sự độc đáo riêng.
Vách ngăn nhựa PVC được ứng dụng vô cùng đa dạng, chúng thường dùng để tạo ra các khu vực riêng biệt trong một căn phòng, tách biệt giữa phòng khách và phòng bếp, hay ngăn cách khu vực làm việc trong khu văn phòng, bệnh viện và trường học…
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại thì vẫn còn tồn đọng những hạn chế sau:
Xem thêm: Báo giá tấm nhựa ốp tường pvc các loại , tốt nhất , giá rẻ !
Vách ngăn nhựa PVC tấm lớn là loại vách ngăn được cấu tạo từ các tấm nhựa PVC kết hợp với khung sắt, nhôm hoặc cả nhựa. Nó vật liệu rất phổ biến được sử dụng nhiều trong ứng dụng đời sống, vì vậy tìm đơn vị cung cấp vách ngăn, thi công cũng khá dễ dàng. Mẫu mã đa dạng, chất lượng và giá thành tùy thuộc vào chất lượng của phần khung và chất liệu, mẫu mã của tấm nhựa.
Vách ngăn nhựa tấm lớn thường được cố định và không thể di chuyển, do đó nếu bạn muốn đảm bảo tính bền bỉ trong thời gian dài, cần phải đầu tư vào một khung chắc chắn và sử dụng tấm nhựa PVC có độ dày cao.
Tấm nhựa giả gỗ làm vách ngăn hiện rất được ưa chuộng và đang là xu hướng mới. Vách ngăn nhựa có các vân gỗ có độ tự nhiên gần như với gỗ thật đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm trên thị trường vật liệu nội thất. Mẫu mã, màu sắc đa dạng vách nhựa giả gỗ mang lại độ thẩm mỹ cao cho không gian nội thất, từ phong cách hiện đại, sang trọng tới cổ điển.
Vách ngăn tấm nhựa PVC giả đá cũng giống như với vân gỗ là dòng vật liệu mới cũng rất được ưa chuộng. Nó sở hữu các vân đá nhân tạo nhưng có độ tinh xảo và sắc nét không khác gì so với đá tự nhiên. Được ứng dụng làm vách ngăn trong nội thất gia đình nhằm mang lại cho không gian trong ngôi nhà trở lên hiện đại và sang trọng hơn.
Tấm nhựa trong suốt làm vách ngăn được sản xuất từ chất liệu nhựa PVC và có 2 loại chính là: tấm nhựa cứng và tấm nhựa dẻo. Mỗi loại lại mang những đặc điểm riêng để phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Chúng được ứng dụng phổ biến nhất cho những khu vực như nhà xưởng, kho lạnh, và văn phòng hay các cơ sở sản xuất. Có đặc tính trong suốt cho khả năng quan sát, bao quát khu vực làm việc. Ngoài ra nó còn có khả năng cách nhiệt hiệu quả, tính tính thẩm mỹ cao.
Tấm nhôm Alu làm vách ngăn được ứng dụng cho nhiều dạng công trình khác nhau như làm vách ngăn trong phòng ngủ, phòng khách, khu vực văn phòng, các công trình công cộng… nhờ độ linh hoạt và độ thẩm mỹ cao. Với khả năng tạo không gian phân chia cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau tấm Alu giúp tư tối ưu hóa chi phí.
Tấm nhựa Compact làm vách ngăn có độ thẩm mỹ, độ bền cao, khả năng chống nước và chất lượng xuất sắc và cũng được rất nhiều người ưa chuộng. Tấm Compact có nhiều độ dày và màu sắc khác nhau, thường được ứng dụng trong các nhà vệ sinh công cộng hoặc văn phòng để ngăn cách không gian giữa các cá nhân làm việc.
Tấm nhựa làm vách ngăn lõi thép là dòng sản phẩm với khung được làm bằng nhựa PVC và có lõi thép bên trong. Nó độ bền rất cao, khả năng cách âm, cách nhiệt và giữ nhiệt vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên loại vách ngăn này thường có giá thành cao hơn đáng kể so với các loại khác đã nêu, điều này phụ thuộc vào loại vật liệu mà bạn kết hợp với khung nhựa PVC.
Vách ngăn nhựa PVC dạng xếp là loại vách ngăn nhựa có giá thành ở phân khúc bình dân nhất hiện nay. Nó hoạt động với nguyên lý tương tự như cửa xếp nhựa, có thể kéo ra khi cần và xếp lại khi không sử dụng. Thường thấy loại vách ngăn nhựa xếp này được sử dụng để tạo vách ngăn tạm thời hoặc làm vách di động. Vì không có phần khung cố định như các loại vách khác nên độ bền của nó thường không cao.
Tấm vách ngăn bằng nhựa Composite hiện rất được ưa chuộng và thịnh hành cho ứng dụng vách ngăn trong nội thất nhà ở, nhà vệ sinh, và trong môi trường văn phòng, công sở. Điểm mạnh của lnó nằm ở khả năng chống nước, chống biến dạng và ngăn ngừa mối mọt và độ thẩm mỹ rất cao.
Dựa theo đặc điểm thì tấm vách ngăn nhựa hiện được chia làm 2 loại chính là: tấm vách ngăn nhựa cố định và tấm vách ngăn nhựa di động
Tấm vách ngăn bằng nhựa cố định là loại vách ngăn được đặt cố định tại một vị trí nhằm phân chia không gian trong nhà thành các khu khác nhau để sử dụng tách biệt với các mục đích riêng.
Vách ngăn nhựa PVC di động là loại được thiết kế có phần ray trên và ray dưới được cố định có thể kéo về 1 bên hoặc cả 2 bên.
Tấm vách ngăn nhựa được ứng dụng rộng rãi và phổ biến ở trong không gian nội thất gia đình, văn phòng, công ty,… sử dụng vách ngăn để phân chia không gian thành các khu vực khác nhau để tạo ra các không gian riêng tư và phân chia mục đích cho công việc khác nhau.
Hiện nay, việc sử dụng tấm vách ngăn làm bằng nhựa để ngăn cách các phòng, ngăn tường trong nội thất rất đượcưa chuộng. Lý do chúng có chi phí thấp, nhiều đặc tính chống nước, chống ấm, mối mọt rất tốt, trọng lượng nhẹ tiện lợi cho việc thi công và lắp đặt hơn. Tuy vậy việc chọn được sản phẩm vách nhựa tốt không phải ai cũng biết nhất là người không phải trong nghề, dưới đây là 1 số cách giúp bạn có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất.
Bước 1: Lắp đặt khung cho vách ngăn có thể sử dụng thanh chữ U cho những vách nhỏ, nhẹ. Phần dưới sàn, bạn cần gắn thanh ngang trước, cố định bằng máy khoan. Thường sử dụng vít 8 để đảm bảo sự ổn định nhất.
Bước 2: Lắp đặt thanh ray trên trần nhà và phía dưới sàn song song nhau.
Bước 3: Lắp các thanh ngang với khoảng cách không quá 60cm, một thanh ở trần và một thanh ở nền nhà, song song với nhau. Nếu là vách rộng dùng các thanh sắt để cố định và nối chúng nhau để đảm bảo độ chắc chắn của khung. Đối với các vách nhỏ, bạn có thể bỏ qua bước này.
Bước 4: Đo đạc chiều cao của vách để cắt tấm vách nhựa sao cho phù hợp.
Bước 5: Tiến hành lắp đặt các tấm nhựa theo hình dáng và cố định nó vào khung bằng vít cho đến khi hoàn thành. Tấm nhựa sẽ được gắn lên các thanh ngang để tạo ra một bề mặt vách liền mạch. Trong trường hợp vách nhựa chỉ có một mặt, quá trình lắp đặt kết thúc ở đây. Đối với vách nhựa có hai mặt, ta sẽ chuyển sang bước tiếp theo
Bước 6: Tiến hành lắp tấm nhựa vào mặt còn lại, thực hiện cách làm và cố định miếng nhựa theo trình tự giống như ở bước 5, cho đến khi hoàn thành.
Bước 7: Kiểm tra toàn bộ vách nhựa và tiến hành bàn cho khách hàng
Lưu ý: Trong trường hợp vách có cửa, cần cắt tấm nhựa và lắp đặt sao cho có khoảng trống dành cho cửa. Đối với các vách có cửa kính cường lực hoặc các vật liệu nặng, cần xây dựng một khung thép hộp dày để đảm bảo độ bền và ổn định.
Thi công vách ngăn bằng nhựa di động đi kèm với nhiều phụ kiện và lắp đặt cũng đòi hỏi tỉ mỉ, phức tạp hơn vách ngăn cố định. Các phụ kiện đì kèm thường gồm: thanh trượt, nẹp trường, ốc bắt khóa, ốc vít, bulong nở, tay nắm, khóa và dầu bôi trơn.
Bước 1: Đánh dấu vị trí lắp vít cho thanh trượt trên tường hoặc trần nhà tùy thuộc vào vị trí lắp đặt vách di động. Dựa vào chiều rộng của vách để xác định số lượng vít, với khoảng cách từ 25 đến 35cm cho mỗi vít để đảm bảo khả năng chịu lực khi vách di chuyển.
Bước 2: Sử dụng dầu bôi trơn để bôi phần bánh xe trượt và ray trượt trước khi gắn vào thanh trượt ngang ở trên. Dầu bôi trơn không chỉ giúp việc kéo mở diễn ra mượt mà mà còn bảo vệ bánh xe.
Bước 3: Đặt phần vách nhựa vào thanh trượt và cố định bằng vít. Dựng vách nhựa lên và bắt vít vào các điểm đã đánh dấu trước một cách cẩn thận và chắc chắn.
Bước 4: Kiểm tra xem vách nhựa có thể gập mở dễ dàng và nhẹ nhàng không. Sau đó, xác định phần đuôi của vách và cố định nẹp tường với tường, với khoảng cách giữa các vít từ 40 đến 45cm. Nẹp phải được đặt đứng và vuông góc với thanh trượt.
Bước 5: Gắn phần đuôi của vách vào nẹp tường đã cố định. Khi bắt vít, tiến hành từng bước với khoảng cách giữa các vít từ 20 đến 25cm. Giữa nẹp tường và phần cuối của vách xếp sẽ có sự liên kết, khi gắn chú ý lắng nghe tiếng nẩy để xác định việc ghép khớp chính xác.
Bước 6: Gắn nẹp vào đầu vách tương tự như việc gắn nẹp vào tường. Tiếp theo, lắp thanh ốp để gắn khóa và tay nắm.
Bước 7: Tiến hành kiểm tra và thử nghiệm hoạt động của vách, sau đó bàn giao lại cho khách hàng.
Vách ngăn nhựa thường được sử dụng có độ dày từ 4mm – 15mm và kích thước chuẩn thường là 1220 x 2440mm có giá giao động ở khoảng 350.000vnđ – 1.200.000vnđ/ tấm đối với vách ngăn nhựa cố định. Còn đối với vách ngăn di động giá thường tính theo đơn vị m2 và có giá từ: 650.000vnđ – 1.100.000vnđ/m2.
Trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp, đơn vị bán sản phẩm vách ngăn nhựa với đủ mọi loại mẫu mã, chất liệu khác nhau. Rất dễ dàng tìm mua được nhưng để đảm bảo chất lượng sản phẩm thì không phải điều mà ai cũng chọn được. Nếu bạn vẫn đang loay hoay chưa tìm được đơn vị uy tín nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0967134595 – 032.774.9999 để được tư vấn. Công Ty nhựa Diệu Phương chúng tôi đã có gần 10 năm trong lĩnh vực sản xuất và phân phối ra thị trường các loại tấm nhựa, tấm ốp để phục vụ các nhu cầu trang trí nội và ngoại thất. Với hệ thống ngày càng được mở rộng và trải dài khắp cả nước, chúng tôi mang tới những dịch vụ và sản phẩm chất lượng phục vụ và đáp ứng tất cả nhu cầu của thị trường.
Kết bài:
Với những chia sẻ trên về tấm vách ngăn nhựa, chúng tôi mong rằng các bạn sẽ đưa ra cho mình lựa chọn sáng suốt và phù hợp nhất với công trình nội thất của mình. Cảm ơn các bạn luôn theo dõi và ủng hộ chúng tôi !